Điểm tâm buổi sáng: Nhà đầu tư lẻ đối đầu với Wall Street; Chứng khoán Việt Nam giảm sút do nước ngoài bán ròng

Noi-dung-doan-van-ban-cua-ban-7-1.png

Tóm tắt thị trường ngày 26/01/2021

Châu Á - Thái Bình Dương:

Tại Trung Quốc đại lục, chỉ số Shanghai Composite giảm 1,51% trong khi chỉ số blue-chip CSI300 rơi 2% vào ngày hôm qua, mức giảm hàng ngày lớn nhất kể từ ngày 09/09/2020. Lĩnh vực tài chính mất 1,71% trong bối cảnh thanh khoản bị thắt chặt do ngân hàng trung ương tăng lãi suất ngắn hạn lên tới mức trước thời COVID.

Nikkei của Nhật Bản đã kết thúc phiên giao dịch thấp hơn gần 1% vào thứ Ba khi các nhà đầu tư lo lắng về sự chậm trễ trong việc phân phối vắc-xin coronavirus và thỏa thuận gói kích thích của Hoa Kỳ. Việc phân phối vắc-xin đã bị chậm lại với Hoa Kỳ khó khan để tăng cường tiêm chủng trong khi các nước châu Âu đối mặt với sự chậm trễ từ các nhà cung cấp và Nhật Bản vẫn còn chưa bắt đầu tiêm chủng.

Cổ phiếu của Đài Loan, Indonesia, Singapore và Philippines đã giảm hơn 1% vào thứ Ba khi chính sách thắt chặt thanh khoản của Trung Quốc gây ra lo ngại đối với các nhà đầu tư ở Đông Nam Á. Thị trường chứng khoán ở Malaysia, ngược lại, tăng 0,5% với các ngân hàng hàng đầu tới gần mức cao nhất trong 23 tháng trong phiên giao dịch sớm. Ngân hàng Public Bank đã tăng 5% sau khi chia cổ phiếu 4 đổi 1 để khiến nó có giá cả phải chăng hơn cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ.

Việt Nam:

Chỉ số VN-Index tiếp tục giảm mạnh 2,57%, mất 30 điểm xuống 1.136,12 với 395 mã giảm giá và 78 mã tăng giá. Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-index giảm 1,74% xuống còn 227,82 điểm. Cổ phiếu của các công ty chứng khoán đều giảm giá hoặc giảm tới sàn, trong đó có PSI, WSS, VIG, ART ... Trong ngành ngân hàng, chỉ có MBB và BAB tăng giá, còn lại đều giảm, với CTG gần giá sàn. Hai ngành duy nhất có mức tăng là cao su và dịch vụ tiêu dùng bao gồm giải trí, ăn uống, lưu trú. FLC và ROS là những cổ phiếu được giao dịch nhiều nhất và đều tăng trần vào cuối phiên. Thị trường tiếp tục đóng cửa với khối ngoại bán ròng gần 290 tỷ đồng, tập trung vào HPG (-91,4 tỷ đồng), ROS (-86,2 tỷ đồng), GAS (-34,9 tỷ đồng), ... FUEVFVND, ngược lại, được khối ngoại mua ròng nhiều nhất với giá trị mua ròng là 148,52 tỷ đồng.